Việt Nam
Quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Việt Nam được thiết lập vào ngày 4 tháng 2 năm 1950.
Hợp tác chính trị
Phác thảo lịch sử
Trong những năm đầu tiên, mối quan hệ song phương bị chi phối bởi cuộc chiến tranh Đông Dương giữa quân đội Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1954, do thất bại của Pháp, một hội nghị về vấn đề Đông Dương đã được tổ chức và kết quả của nó là vào ngày 21 tháng 7 năm 1954 Hiệp định Geneve đã được ký kết. Các thỏa thuận đã trừng phạt nền độc lập của các quốc gia Đông Dương và đưa ra việc tổ chức các cuộc tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nam Việt Nam, và cuối cùng là dẫn đến sự thống nhất đất nước. Hiệp định được giám sát bởi Ủy ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế, ngoài Ấn Độ và Canada, còn có cả Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Điều đáng chú ý là vào năm 1954, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan cũng tham gia vào Ủy ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế hoạt động tại Lào và Campuchia. Cũng trong tháng 12 năm 1954, Ba Lan đã mở đại sứ quán tại Hà Nội. Việt Nam đã mở đại sứ quán tại Vác sa va sáu tháng sau - vào ngày 18 tháng 7 năm 1955. Chuyến thăm duy nhất tới Ba Lan của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 1957 cũng rất quan trọng.
Tất nhiên, việc ký kết các thỏa thuận và thành lập Ủy ban không có nghĩa là cuộc xung đột sẽ tự động kết thúc. Thủ tướng mới của miền Nam Việt Nam đã không công nhận Hiệp định Geneve và tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa, và trên lãnh thổ của nó đã diễn ra chiến tranh du kích của cộng sản (Việt Cộng) từ cuối những năm 1950. Tại thời điểm này cũng có sự góp mặt của Ba Lan. Một trong những điều khoản của Hiệp định Geneve là vận chuyển quân đội Việt Cộng từ nam ra bắc, cùng với tất cả vũ khí và trang thiết bị của họ. Tàu hơi nước Ba Lan mang tên Kiliński đã tham gia vào hoạt động này và vận chuyển khoảng 85.000 người Việt trong vòng chín tháng.
Những năm 1960 và Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến chống lại các lực lượng cộng sản đã dẫn đến sự leo thang hơn nữa của cuộc xung đột. Giới ngoại giao Ba Lan xuất hiện vào thời điểm này như người trung gian kín đáo giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Cơ hội kết thúc chiến tranh xuất hiện vào năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết và một lần nữa lại quyết định về bầu cử dân chủ và thống nhất hòa bình đất nước. Theo Hiệp định Paris, một Ủy ban mới có tên giống trước đã được thành lập - Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế. Cộng hòa Nhân dân Ba Lan một lần nữa tham gia. Sự rút quân của người Mỹ khỏi Việt Nam và cuộc tấn công vũ bão của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giành lại được Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, dẫn đến sự thống nhất đất nước và tuyên bố sự ra đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976.
Ba Lan trong thời kỳ cộng sản, về cơ bản đã phải vật lộn với những khó khăn kinh tế và việc giúp đỡ các nước khác là một vấn đề. Mặc dù vậy, cả trong thời kỳ của Władysław Gomułka và thập kỷ của Edward Gierek, Vác sa va đã hỗ trợ cho chính quyền ở Hà Nội. Ba Lan đã hỗ trợ Việt Nam về quân sự, cung cấp xe địa hình, máy kéo, súng lục, súng trường và súng phóng lựu đạn.
Sự tham gia của Ba Lan vào Ủy ban Giám sát và Kiểm soát đã ảnh hưởng đến quan hệ Ba Lan - Mỹ. Hoa Kỳ tham gia vào cuộc xung đột, đã miễn cưỡng nhìn vào hành động của Cộng hòa Nhân dân Ba Lan ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vai trò của Ba Lan trong Ủy ban là một trong số các lý do hoãn chuyến thăm của Edward Gierek tới Hoa Kỳ dự kiến vào năm 1973. Tuy nhiên, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan cũng đã đóng vai trò trung gian trong các liên hệ của Washington với Hà Nội, trong đó vấn đề về lính Mỹ bị quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt làm tù binh năm 1975.
Tuy nhiên, nỗ lực hòa giải được biết đến nhiều nhất của Ba Lan là Chiến dịch Cúc vạn thọ (Marigold) từ năm 1966. Ba Lan, với tư cách là thành viên của Ủy ban, có văn phòng đại diện không chỉ ở Hà Nội, mà cả ở Sài Gòn. Năm 1966 người đứng đầu chi nhánh của Ba Lan là nhà ngoại giao Janusz Lewandowski - người liên quan đến việc thu xếp các cuộc đàm phán hòa bình - ông đã đưa ra một đề nghị im lặng để bắt đầu các cuộc đàm phán với cả hai bên. Việc ngưng các cuộc ném bom rải thảm tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1966, trong thời gian nhiệm kỳ của Lewandowski, được coi là một dấu hiệu cho thấy người Mỹ đã sẵn sàng đàm phán. Các thỏa thuận ban đầu cho rằng một cuộc họp giữa đại diện chính quyền Bắc Việt và Mỹ sẽ diễn ra tại Vác sa va. Tuy nhiên, vào đầu tháng 12 năm 1966, sau khoảng 5 tháng im ắng, Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson đã cho phép các cuộc ném bom tấn công tiếp tục nhằm vào Hà Nội, bất chấp cảnh báo từ phía Ba Lan rằng điều này có thể dẫn đến kết thúc cuộc đàm phán. Cuối cùng, quyết định này đã dẫn đến sự sụp đổ của Chiến dịch Marigold. Ngày nay, những hành động này được các nhà sử học Mỹ đánh giá là lãng phí cơ hội thực sự kết thúc Chiến tranh Việt Nam sớm hơn nhiều.
Hợp tác chính trị trong thời kỳ Cộng hòa Ba Lan đệ Tam
-
X 1990 – Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục hai nước được ký kết.
-
28-29 V 1992 – Chuyến thăm Ba Lan của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm. Hiệp định về hợp tác văn hóa giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và CH Ba Lan được ký kết.
-
28 II – 2 III 1996 – Chuyến thăm Việt Nam của đoàn Thượng viện Ba Lan do Chủ tịch Adam Struzik dẫn đầu.
-
20-22 V 1997 – Chuyến thăm chính thức Ba Lan của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ba Lan tuyên bố sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam 70 triệu USD vốn vay cho việc hiện đại hóa nhà máy đóng tàu Hạ Long. Nhân dịp này, thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký một Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước.
-
6 VI 1998 – Ký kết hiệp định liên chính phủ về việc cấp 70 triệu USD tín dụng cho Việt Nam để hiện đại hóa ngành công nghiệp đóng tàu
-
III 1999 – Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski.
-
18 VII 2000 – Ký kết Nghị định thư về tính hợp lệ của các hiệp định song phương giữa CH Ba Lan và CHXHCN Việt Nam.
-
28-30 IX 2003 – Đoàn Thượng viện Ba Lan do Chủ tịch Longin Pastusiak thăm Việt Nam.
-
13-15 X 2003 – Chuyến thăm chính thức Ba Lan của Chủ tịch CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương.
-
22 IV 2004 – Ký kết hiệp định nhận trở lại công dân.
-
7-9 X 2004 – Thủ tướng Ba Lan Marek Belka tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội.
-
15-19 I 2005 – Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng CH Ba Lan Marek Belka. Các hiệp định hợp tác giữa các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông và các Bộ Giáo dục đã được ký kết.
-
10 IX 2006 – Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 6 ở Helsinki, Thủ tướng Jaroslaw Kaczynski đã gặp gỡ với Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
-
14-15 IX 2007 – Chuyến thăm chính thức Ba Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
-
6-7 XI 2008 – Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Ba Lan Bogdan Klich làm trưởng đoàn thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
25-26 V 2009 – Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Radoslaw Sikorski. Chuyến thăm song phương và tham dự các cuộc họp lần thứ IX của các Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEM.
-
10-13 VI 2009 – Chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Kinh tế Adam Szejnfeld.
-
16 IX 2009 – Thứ trưởng Kinh tế Adam Szejnfeld gặp gỡ với thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cùng đại diện Bộ Công thương tại Ba Lan.
-
30 XI – 6 XII 2009 – Chuyến thăm của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ba Lan Marek Sawicki tại Việt Nam. Mục đích chính của chuyến thăm nhằm quảng bá hàng hóa của Ba Lan tại thị trường Việt Nam.
-
9-10 IX 2010 – Phái đoàn Ba Lan do Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk đứng đầu thăm chính thức Việt Nam. Ông đã gặp nhiều chính khách, trong đó có Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết. Cuộc trò chuyện chủ yếu về các vấn đề hợp tác kinh tế. Trong chuyến thăm này, một số hiệp định đã được ký kết, trong đó có Hiệp định liên bộ về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
-
22-23 IX 2011 – Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Beata Stelmach và Phó Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế Rafał Baniak chủ trì phái đoàn Ba Lan thăm Việt Nam. Vào ngày thứ hai của chuyến thăm, Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Việt Nam lần II đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của 30 công ty từ Ba Lan và 190 đại diện của phía Việt Nam.
-
7-9 X 2012 – Phái đoàn của Bộ Môi trường Ba Lan dưới sự dẫn đầu của Quốc vụ khanh Beata Jaczewska đã sang thăm Việt Nam. Trong thời gian lưu trú, Diễn đàn bảo vệ môi trường Ba Lan-Việt Nam lần thứ 3 đã được tổ chức.
-
15-18 XII 2012 – Nhận lời mời của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Văn Hằng, phái đoàn của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Cộng hòa Ba Lan đã sang thăm Việt Nam.
-
14-16 III 2013 – Đoàn đại biểu Quốc hội CHXHCN Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm Ba Lan. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đã được tiếp đón bởi Tổng thống Cộng hòa Ba Lan Bronisław Komorowski, Chủ tịch Hạ viện Ewa Kopacz và Chủ tịch Thượng viện Bogdan Borusewicz.
-
12 VIII 2013 – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Tomasz Siemoniak đã gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đang thăm Ba Lan. Quan hệ song phương và đa phương trong lĩnh vực quân sự, cũng như các cơ hội tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh là chủ đề chính của các cuộc đàm phán.
-
16-19 XII 2013 – Phó Chủ tịch Hạ viện CH Ba Lan Jerzy Wenderlich thăm Việt Nam.
-
10-13 VI 2014 – Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Katarzyna Kacperczyk dẫn đầu phái đoàn kinh tế Ba Lan thăm Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong thời gian chuyến thăm, diễn đàn kinh tế Ba Lan-Việt Nam đã được tổ chức với sự tham dự của đại diện hơn 50 công ty Ba Lan.
-
25 VII 2014 – Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến thăm Vác sa va. Trong thời gian chuyến thăm, ông đã tham gia nhiều hoạt động, trong đó có cuộc họp hàng năm của các đại sứ Ba Lan.
-
7-8 VIII 2014 – Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak đã đến thăm chính thức Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
-
17 X 2014 – Thủ tướng Ewa Kopacz gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bên lề hội nghị ASEM tại Mediolan.
-
4 II 2015 – Kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Việt Nam. Đại sứ Ba Lan tại Hà Nội đã chuyển thư chúc mừng của Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Chủ tịch Hạ viện tới các đối tác tại Việt Nam. Lễ kỷ niệm đã diễn ra trong suốt cả năm.
-
27 III – 1 VI 2015 – Các nghị sĩ Ba Lan đã tham gia phiên họp thứ 132 của Liên minh Nghị viện (IPU) tại Hà Nội.
-
8-9 IV 2015 – Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn sang thăm Ba Lan. Lễ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Việt Nam, cũng như tham vấn chính trị với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Katarzyna Kacperczyk.
-
13-15 IV 2015 – Thứ trưởng Bộ Kinh tế Ba Lan Grażyna Henclewska thăm Việt Nam cùng một nhóm doanh nghiệp Ba Lan. Thứ trưởng cũng là khách mời đặc biệt tại Triển lãm quốc tế Vietnam EXPO 2015.
-
8-12 VI 2016 – Phó Chủ tịch Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm Ba Lan, trong thời gian tham dự Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ Thế giới. Trong chuyến thăm này, Phó Chủ tịch đã gặp gỡ với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và đã chuyển lời mời sang thăm Việt Nam của Chủ tịch Trần Đại Quang. Ngoài ra, Phó Chủ tịch cũng đã gặp gỡ Thủ tướng Beata Szydło.
-
20-25 VI 2016 – Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đoàn Quốc hội sang thăm Ba Lan.
-
15 VII 2016 – Thủ tướng Beata Szydło gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEM ở Ulan Bator.
-
11-12 X 2016 – Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Joanna Wronecka thăm Hà Nội – tham dự tham vấn chính trị với Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
-
14-16 XII 2016 – Quốc Vụ khanh Văn phòng Tổng thống CH Ba Lan Krzysztof Szczerski thăm Hà Nội. Trong thời gian này, Bộ trưởng Szczerski đã gặp gỡ với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Đào Việt Trung.
-
27-30 XI 2017 Tổng thống Andrzej Duda thăm chính thức Việt Nam. Trong thời gian chuyến thăm, Tổng thống đã gặp gỡ Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ngoài Hà Nội, ông cũng đến thăm thành phố Hồ Chí Minh và tham dự lễ khai trương Văn phòng Ngoại thương của Cơ quan Đầu tư và Thương mại Ba Lan.
-
27-30 XI 2017 – Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Andrzej Duda. Trong thời gian chuyến thăm chính thức, Tổng thống Cộng hòa Ba Lan đã gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, cũng như đã đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, và tại đây đã khai trương Văn phòng Ngoại thương của Cơ quan Đầu tư và Thương mại Ba Lan. Trong chuyến thăm này, tháp tùng Tổng thống có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Khoa học và Giáo dục Đại học Jarosław Gowin, Bộ trưởng Môi trường Jan Szyszko, Quốc vụ khanh Văn phòng Tổng thống Cộng hòa Ba Lan, Phó Quốc vụ khanh Văn phòng Tổng thống, Bộ Ngoại giao, Bộ Phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng đoàn nghị sĩ và đại diện của 65 công ty Ba Lan.
-
22 IX 2018 – chuyến thăm Ba Lan của Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Hòa Bình, và trong thời gian đó đại diện Việt Nam đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Cộng hòa Ba Lan Jarosław Gowin và Chủ tịch Thượng viện Stefan Karczewski, cũng như đã tham dự hội nghị "Trao đổi kinh tế, khoa học và văn hóa giữa Ba Lan và Việt Nam".
-
24-28 XI 2018 – chuyến thăm Hà Nội của Nhóm Nghị sĩ Ba Lan - Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, các nghị sĩ đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Quốc phòng Thượng tướng Nguyễn Đức Lâm và dự hòa nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm Ba Lan giành lại độc lập.
-
19 X 2018 – cuộc gặp của Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bên lề Hội nghị cấp cao ASEM tại Brussels.
-
22-24 I 2019 – chuyến thăm Việt Nam của đoàn công tác của Cục Thú y Ba Lan do Cục trưởng Paweł Niemczuk dẫn đầu. Trong chuyến thăm, đoàn đã làm việc với Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Phùng Đức Tiến và lãnh đạo Chi cục Thú y vùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
-
23-27 V 2019 – chuyến thăm Hà Nội của đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Ba Lan do Vụ trưởng Vụ Chiến lược Chính sách Đối ngoại làm trưởng đoàn. Trong khuôn khổ chuyến thăm đã diễn ra nhiều sự kiện, trong đó có tham vấn Ba Lan - Việt Nam về lĩnh vực chiến lược và hoạch định chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam.
-
26-28 VI 2019 – chuyến thăm Ba Lan của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp và Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Ba Lan tại Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam dẫn đầu.
-
15 XII 2019 – cuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Jacek Czaputowicz với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CHXHCN Việt Nam Phạm Bình Minh bên lề Hội nghị cấp cao ASEM tại Madrid.
-
19 XI 2020 – tham vấn chính trị giữa các thứ trưởng ngoại giao. Thứ trưởng Marcin Przydacz đại diện cho phía Ba Lan, phía Việt Nam - Thứ trưởng Tô Anh Dũng. Tham vấn diễn ra dưới hình thức cầu truyền hình.
-
20 IV 2021 – cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn.
Hợp tác kinh tế
Trong chương KINH TẾ, bạn sẽ tìm thấy thông tin sâu rộng về nền kinh tế Việt Nam dưới hai hình thức. Đầu tiên là THÔNG TIN KINH TẾ được Đại sứ quán biên soạn và cập nhật, nằm trong tab dưới tiêu đề này. Thứ hai là liên kết với các nguồn bên ngoài, tức là các báo cáo và nghiên cứu chuyên đề về Việt Nam, hoặc các khía cạnh cụ thể của nền kinh tế, được chia thành môi trường đầu tư và thương mại cũng như tình hình kinh tế. Tại đây, bạn cũng sẽ tìm thấy các nguồn thông tin kinh tế khác, đó là liên hệ với văn phòng của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức chính phủ Việt Nam, các đại diện ngoại giao và thương mại phương Tây, cũng như các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh. Tất cả điều này nằm trong tab BÁO CÁO VÀ CÁC BÀI VIẾT. Nếu cần thiết, các câu hỏi có thể được gửi trực tiếp đến Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan tại Hà Nội: e-mail: hanoi.amb.sekretariat@msz.gov.pl, tel .: +844 3845 2027 fax: +84 43823 6914
Hợp tác văn hóa
Các hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao công chúng và văn hóa là một yếu tố quan trọng của chính sách đối ngoại của Ba Lan. Trong trường hợp của Việt Nam và trong lĩnh vực này, hoạt động của Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan tại Hà Nội gồm xây dựng hình ảnh tích cực về Ba Lan trong mắt người Việt và cố gắng làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa con người với con người. Quan hệ giữa con người là nền tảng của mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp. Những buổi hòa nhạc, chiếu phim, quảng bá sách hoặc tiếng Ba Lan thường xuyên được Đại sứ quán tổ chức đã trở thành một phần của đời sống văn hóa Việt Nam. Để thực hiện được những việc này, Đại sứ quán hợp tác với nhiều tổ chức khác tại Việt Nam. Tích cực hoạt động tại EUNIC - Viện Văn hóa Quốc gia Liên minh Châu Âu và hợp tác chặt chẽ với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Hà Nội và các đại sứ quán Châu Âu khác. Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa cho thấy bản sắc châu Âu quan trọng như thế nào đối với Ba Lan.
Hợp tác khoa học
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa Ba Lan và Việt Nam có truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, người Việt đã đến Ba Lan học đại học. Tính đến cuối những năm 1980, hơn 4.000 người Việt đã tốt nghiệp đại học ở Ba Lan theo diện học bổng của chính phủ Ba Lan. Từ những năm 1990, người Việt đến học đại học Ba Lan theo phương thức thương mại, nhưng cũng là một phần của các chương trình học bổng phi chính phủ khác nhau. Hiện tại, Ba Lan vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với sinh viên đến từ Việt Nam. Giáo dục ở Ba Lan có chất lượng cao với giá cả hợp lý. Các trường đại học của Ba Lan mở cửa cho sinh viên Việt Nam, còn nhiều chương trình học bổng (như Chương trình học bổng Stefan BanachProgram, Erasmus +) tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam sang học tại Ba Lan, cũng như phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học hai nước.
Tại sao nên học đại học tại Ba Lan? Ba Lan có trình độ đào tạo cao với giá cả hợp lý. Chi phí sinh hoạt ở Ba Lan tương đối thấp so với các nước khác. Hơn nữa, chi phí sinh hoạt thấp không có nghĩa là chất lượng kém. Ba Lan là một quốc gia phát triển với cơ sở hạ tầng hiện đại. Trình độ học vấn cao được đảm bảo bởi sự giám sát liên tục về chất lượng của Ủy ban Kiểm định Nhà nước. Danh sách đánh giá các ngành học có trên trang website của Ủy ban Kiểm định Ba Lan: http://www.pka.edu.pl/?q=en/oceny. Ba Lan cũng là một đất nước có truyền thống lâu đời về giáo dục đại học - trường đại học đầu tiên của Ba Lan được thành lập năm 1364 tại Cracow, nay là trường Đại học Jagiellonia. Ba Lan có hơn 400 trường đại học với khoảng 2 triệu sinh viên. Sự phong phú các ngành đào tạo cho phép các bạn trẻ có thể chọn cho mình một hướng đi phù hợp với sở thích và nhu cầu. Hầu hết các trường đại học có khóa đào tạo bằng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.