In order to ensure the highest quality of our services, we use small files called cookies. When using our website, the cookie files are downloaded onto your device. You can change the settings of your browser at any time. In addition, your use of our website is tantamount to your consent to the processing of your personal data provided by electronic means.
Back

Tuyên bố của Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki

29.12.2019

MSZ

Bản dịch không chính thức
29.12.2019
 
Thế kỷ 20 đã mang đến cho thế giới những đau khổ khôn lường và cái chết của hàng trăm triệu người, dưới danh nghĩa của những hệ tư tưởng bệnh hoạn và toàn trị. Số người chết bởi chủ nghĩa Phát xít Đức, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản là rõ ràng đối với những người thuộc thế hệ chúng ta. Việc ai phải chịu trách nhiệm cho những tội ác đó – và ai đã đưa ra hiệp ước bắt đầu Thế chiến II, cuộc xung đột gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử loài người cũng là điều rõ ràng.


Thật không may, càng lâu sau khi những sự kiện bi thảm này xảy ra, thì con cháu chúng ta lại càng ít biết về chúng. Đó là lý do vì sao, việc chúng tôi tiếp tục lên tiếng, nói lên sự thật về Thế chiến II, thủ phạm và nạn nhân của nó – và phản đối bất cứ nỗ lực xuyên tạc lịch sử nào, lại quan trọng đến thế.


Ký ức về tội ác này đặc biệt quan trọng đối với Ba Lan – nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến. Đất nước chúng tôi là nơi đầu tiên trải qua qua sự xâm lược vũ trang của Đức Quốc xã và Xô viết Nga. Ba Lan là đất nước đầu tiên đã chiến đấu để bảo vệ sự tự do của Châu Âu. 


Tuy nhiên, sự chống lại những thế lực xấu xa này không chỉ là ký ức của chủ nghĩa anh hùng của Ba Lan – nó còn là một thứ quan trọng hơn rất nhiều. Cuộc kháng chiến này là di sản của một Châu Âu hoàn toàn tự do và dân chủ ngày nay đã chiến đấu để chống lại hai chế độ toàn trị. Ngày nay, khi có ai đó muốn muốn chà đạp lên ký ức về những sự kiện này nhân danh mục đích chính trị của họ, Ba Lan sẽ đứng lên vì sự thật. Không phải vì lợi ích của chính mình mà vì lợi ích của châu Âu. 


Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, được ký vào ngày 23 tháng Tám năm 1939, không phải là một “hiệp ước không xâm lược”. Nó là một liên minh chính trị và quân sự, chia cắt châu Âu thành hai pham vi ảnh hưởng – dọc theo tuyến được hình thành bởi ba con sông của Ba Lan: Narew, Vistula và  San. Một tháng sau, nó được chuyển sang tuyến sông Bug, do kết quả của “Hiệp ước Hữu nghị và Ranh giới giữa Đức và Xô Viết” vào ngày 28 tháng 9 năm 1939. Đó là phần mở đầu của những tội ác không sao kể xiết của cả hai phía trong những năm sau đó.


Hiệp ước giữa Hitler và  Stalin đã ngay lập tức có hiệu lực: vào ngày 1 tháng Chín năm 1939 Phát xít Đức đã xâm lược Ba Lan từ phía tây, nam và bắc, và ngày 17 tháng Chín năm 1939  Liên Xô đã tham gia tấn công Ba Lan từ phía đông. 


Vào ngày 22 tháng Chín năm 1939, một cuộc diễu binh quân sự lớn đã được tổ chức tại Brest-Litovsk – ăn mừng Đức Quốc xã và Liên Xô đã liên minh đánh bại Ba Lan độc lập. Các bên tham gia vào các hiệp ước không xâm lược sẽ không tổ chức những cuộc diễu hành như vậy, còn đây là cuộc diễu hành của đồng minh và bằng hữu.


Đó chính xác là những gì Hitler và Stalin đã làm – trong thời gian dài họ không chỉ là đồng minh mà còn thực sự là bằng hữu. Tình hữu nghị của họ còn nảy nở đến mức, khi một nhóm 150 người cộng sản Đức trốn khỏi Đệ tam Quốc xã đến Liên Xô trước khi Thế chiến II nổ ra, vào tháng 11 năm 1939, Stalin đã trao họ cho Hitler như một “món quà” – chắc chắn sẽ dẫn đến cái chết. 


Liên Xô và Đệ tam Quốc xã hợp tác chặt chẽ mọi thời điểm. Tại một hội nghị tại Brest vào ngày 27 tháng Mười một năm 1939, đại diện cơ quan an ninh của cả hai quốc gia đã thảo luận về phương pháp và nguyên tắc hợp tác để chống lại các tổ chức độc lập Ba Lan trên các lãnh thổ bị chiếm đóng. Các hội thảo khác của sĩ quan NKVD và SS đã được tổ chức tại Zakopane và Krakow (vào tháng Ba năm 1940). Đó không chỉ là những cuộc đối thoại về việc không xâm lược – mà về thanh toán (đó là tiêu diệt) người, công dân Ba Lan, và các hành động liên minh chung để đem đến sự hủy diệt đối với toàn Ba Lan. 


Nếu không có sự đồng lõa của Stalin trong việc phân vùng Ba Lan và không có tài nguyên thiên nhiên mà Stalin cung cấp cho Hitler, cỗ máy tội ác của Đức Quốc xã sẽ không nắm được quyền kiểm soát châu Âu. Các chuyến tàu cuối cùng với nguồn cung cấp rời Liên Xô và đến Đức vào ngày 21 tháng 6 năm 1941 - chỉ một ngày trước khi Đức Quốc xã tấn công đồng minh. Nhờ Stalin, Hitler có thể chinh phục các quốc gia mới và bất lực, nhốt người Do Thái từ khắp nơi trên lục địa này vào các khu Do Thái và chuẩn bị cho Holocaust - một trong những tội ác kinh khủng nhất trong lịch sử loài người.


Stalin tham gia vào các hoạt động tội ác ở phía đông, khuất phục hết quốc gia này đến quốc gia khác và phát triển một mạng lưới các trại tập trung mà Alexander Solzhenitsyn của Nga gọi là “Quần đảo Gulag”. Đây là những trại tập trung trong đó hàng triệu người chống đối các nhà cầm quyền cộng sản bị tra tấn và giết như nô lệ.


Tội ác của chế độ cộng sản đã bắt đầu ngay cả trước khi Thế chiến II bùng nổ, hàng triệu người Nga chết đói vào đầu những năm 1920, Đại Nạn đói dẫn đến cái chết của hàng triệu cư dân Ukraine và Kazakhstan, Cuộc Đại Thanh trừng trong đó gần 700 nghìn đối thủ chính trị và dân thường của Liên Xô, chủ yếu là người Nga, đã bị sát hại, và cái gọi là “Chiến dịch Ba Lan” của NKVD, trong đó chủ yếu là công dân Liên Xô gốc Ba Lan đã bị bắn chết. Trẻ em, phụ nữ và đàn ông đều phải chết. Chỉ riêng trong “Chiến dịch Ba Lan”, theo dữ liệu của NKVD, hơn 111 nghìn người đã bị cộng sản Liên Xô bắn chết một cách có chủ ý. Là người Ba Lan ở Liên Xô vào thời điểm đó đồng nghĩa với một bản án tử hình hoặc nhiều năm lưu vong. 


Chính sách này còn tiếp tục gây ra tội ác sau khi Liên Xô xâm chiếm Ba Lan vào ngày 17 tháng 9 năm 1939 - tội ác giết hại hơn 22 nghìn sĩ quan và đại diện của giới tinh hoa Ba Lan ở những nơi như Katyn, Kharkov, Tver, Kyiv và Minsk, những tội ác gây ra trong các nhà tù tra tấn của NKVD và trong các trại lao động cưỡng bức ở những vùng xa xôi nhất của đế chế Liên Xô.


Nạn nhân lớn nhất của chủ nghĩa cộng sản chính là công dân Nga. Các nhà sử học ước tính rằng, chỉ riêng ở Liên Xô đã có khoảng 20 đến 30 triệu người bị giết. Cái chết và những trại lao động cưỡng bức chờ đợi ngay cả những người mà mọi quốc gia văn minh đều quan tâm - những tù nhân chiến tranh trở về quê hương. Liên Xô không coi họ là anh hùng chiến tranh mà là kẻ phản bội. Đó là “lòng biết ơn” đối với tù nhân chiến tranh của nước Nga Xô Viết - những người lính của Hồng quân: cái chết, trại lao động cưỡng bức, trại tập trung.


Các nhà lãnh đạo cộng sản, trước hết là Joseph Stalin, phải chịu trách nhiệm cho tất cả những tội ác này. Tám mươi năm sau khi Thế chiến II bắt đầu, những nỗ lực đã được thực hiện để khôi phục Stalin cho các mục tiêu chính trị của Tổng thống Nga ngày nay. Những nỗ lực này phải bị đáp trả bằng sự phản đối mạnh mẽ từ mọi người có ít kiến thức cơ bản nhất về lịch sử của thế kỷ 20.


Tổng thống Putin đã nói dối về Ba Lan trong nhiều dịp, và ông luôn làm điều đó một cách cố ý. Điều này thường xảy ra khi chính quyền Nga cảm thấy áp lực quốc tế liên quan đến các hoạt động của họ - và áp lực này không phải do bối cảnh địa chính trị lịch sử mà đương đại. Trong những tuần gần đây, Nga đã phải chịu một số thất bại đáng kể - thất bại trong nỗ lực kiểm soát hoàn toàn Belarus, EU một lần nữa kéo dài lệnh trừng phạt đối với việc sáp nhập Crimea bất hợp pháp, cái gọi là các cuộc đàm phán “Normandy Format” đã không dẫn đến việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt này và đồng thời  nhiều hạn chế hơn nữa đã được đưa ra - lần này bởi Hoa Kỳ, cản trở đáng kể việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2. Đồng thời, các vận động viên Nga vừa bị đình chỉ bốn năm vì sử dụng doping.


Chúng tôi coi lời nói của Tổng thống Putin là một nỗ lực nhằm che đậy những vấn đề này. Nhà lãnh đạo Nga nhận thức rõ rằng những lời buộc tội của ông không liên quan gì đến thực tế - và ở Ba Lan không có tượng đài của Hitler hay Stalin. Những di tích như vậy chỉ có ở đây khi chúng được dựng lên bởi những kẻ xâm lược và thủ phạm - Đệ tam Quốc xã và nước Nga Xô viết.


Người dân Ba Lan- nạn nhân lớn nhất của Stalin, một trong những tội phạm tàn bạo nhất trong lịch sử thế giới – xứng đáng với sự thật. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng người Nga là một quốc gia của những người tự do - và họ từ chối chủ nghĩa Stalin, ngay cả khi chính phủ của Tổng thống Putin đang cố gắng khôi phục nó. 


Không thể có sự đồng thuận nào trong việc biến thủ phạm thành nạn nhân, những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác tàn độc đối với những người vô tội và các quốc gia bị tấn công. Chúng ta phải cùng nhau bảo tồn sự thật - nhân danh ký ức về các nạn nhân và vì lợi ích tương lai chung của chúng ta.


Mateusz Morawiecki 
Thủ tướng nước Cộng hòa Ba Lan

 

{"register":{"columns":[]}}