In order to ensure the highest quality of our services, we use small files called cookies. When using our website, the cookie files are downloaded onto your device. You can change the settings of your browser at any time. In addition, your use of our website is tantamount to your consent to the processing of your personal data provided by electronic means.

Công nhận quan hệ cha con

Tôi giải quyết việc này ở đâu?

Bạn có thể nộp đơn tại cơ quan lãnh sự có thẩm quyền về lãnh thổ của Cộng hòa Ba Lan.

Bạn có phải trực tiếp nộp hồ sơ không?

Có, bạn phải nộp hồ sơ trực tiếp. 

Bạn đặt hẹn thế nào?

Để đặt lịch hẹn hãy đăng ký trên hệ thống  e-konsulat.

Bạn phải nộp những giấy tờ gì?

Các tuyên bố bắt buộc để công nhận quan hệ cha con phải được lập theo hình thức biên bản. Tài liệu này được cha mẹ đứa trẻ, lãnh sự và đứa trẻ, nếu hơn 13 tuổi, ký vào biên bản, đồng thời ghi trong biên bản đó thông tin là đồng ý hay từ chối thay đổi họ của mình.

Bạn phải trả bao nhiêu tiền?

Phí theo bảng phí lãnh sự - điểm 7.05.

Thời hạn giải quyết hồ sơ là bao lâu?

Lãnh sự chấp thuận tuyên bố tại cuộc hẹn tại Lãnh sự quán.

Bạn nhận giấy tờ thế nào?

Nếu lãnh sự chấp nhận các tuyên bố về quan hệ cha con - cha mẹ sẽ nhận được một giấy chứng nhận bằng văn bản xác nhận việc công nhận quan hệ cha con. Bạn có thể nhận giấy tờ trực tiếp, khi đến làm việc tại lãnh sự quán.

Bạn kháng cáo thế nào?

Nếu lãnh sự từ chối chấp nhận những tuyên bố bắt buộc để công nhận quan hệ cha con vì lý do không thể chấp nhận được – lãnh sự sẽ thông báo bằng văn cho mẹ của đứa trẻ và người đàn ông mà tuyên bố là cha của đứa trẻ trong vòng 7 ngày, kể từ ngày từ chối, về lý do và khả năng công nhận quan hệ cha con trước tòa án giám hộ.

Những câu hỏi thường gặp

Công nhận quan hệ cha con là gì?
Công nhận quan hệ cha con là việc mà người đàn ông là bố đứa trẻ đến tuyên bố rằng anh ta là cha của đứa trẻ, trong khi mẹ của đứa trẻ xác nhận (đồng thời hoặc trong vòng ba tháng kể từ ngày người đàn ông tuyên bố) rằng, cha của đứa trẻ là người đàn ông đưa ra tuyên bố đó.
Sự công nhận quan hệ cha con có thể liên quan đến đứa trẻ được thụ thai trước khi sinh, cũng như đứa trẻ được thụ thai trong ống nghiệm (in vitro), trước khi đưa các tế bào sinh sản vào cơ thể người phụ nữ. Trong trường hợp thứ hai, bản tuyên bố về quan hệ cha con phải được nộp cho người đứng đầu cơ quan đăng ký dân sự - nhân viên lãnh sự không có quyền hạn trong lĩnh vực này.
Tuyên bố về quan hệ cha con phải nhất quán. Trong trường hợp bất đồng quan điểm giữa người phụ nữ và người đàn ông, quan hệ cha con sẽ được xác định bằng các biện pháp tòa án. 

Quan hệ cha con có thể được công nhận đối với đứa trẻ:

  • đang được thai nghén,
  • đã được sinh ra, nhưng chưa đến tuổi vị thành niên,
  • đứa trẻ chết trước khi đến tuổi thành niên - trong vòng sáu tháng kể từ ngày người đàn ông đưa ra tuyên bố công nhận quan hệ cha con biết về cái chết của đứa trẻ, nhưng không muộn hơn ngày đứa trẻ đủ tuổi vị thành niên.

Kết quả của việc công nhận quan hệ cha con là đứa trẻ đã được công nhận sẽ mang họ:

  • trong trường hợp tuyên bố nhất quán của cha mẹ liên quan đến họ của đứa trẻ - họ của một trong hai cha mẹ hoặc họ hai họ gồm 2 phần do họ của cha mẹ kết hợp lại;
  • trong trường hợp có tuyên bố không nhất quán của cha mẹ đứa trẻ liên quan đến họ của đứa trẻ - họ bao gồm họ của mẹ và họ của cha đứa trẻ điền thêm vào.

Nếu đứa trẻ hơn 13 tuổi, cần có sự đồng ý của đứa trẻ để thay đổi họ của nó.

Công nhận quan hệ cha con đồng nghĩa với việc nhận con nuôi không?
Công quan hệ cha con là một thể chế khác của luật dân sự so với việc nhận con nuôi. Công nhận quan hệ cha con liên quan đến việc thừa nhận sự tồn tại của một mối liên hệ sinh học giữa một người đàn ông nhận là bố đứa trẻ và đứa trẻ. Việc nhận con nuôi, mặt khác là việc tạo ra một mối liên hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giống như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ trong trường hợp không có quan hệ huyết thống.

Đối tác của tôi đã sinh con ở Ba Lan và sẽ ở đó trong vài tháng tới. Hiện tại tôi không thể về nước. Tôi có thể tuyên bố quan hệ cha con trước lãnh sự , còn đối tác của tôi trước người đứng đầu văn phòng đăng ký dân sự tại Ba Lan được không?
Vâng, có thể được. Trong tình huống này, lãnh sự gửi đến Cơ quan đăng ký dân sự có thẩm quyền tuyên bố về quyền làm cha của người đàn ông và mẹ của đứa trẻ sẽ phải xác nhận sự thật này trong vòng ba tháng.


Đối tác của tôi không nói tiếng Ba Lan. Điều này có ngăn cản anh ta nộp bản tuyên bố công nhận đứa trẻ cho lãnh sự Ba Lan hoặc người đứng đầu văn phòng đăng ký dân sự Ba Lan không?
Không, trong trường hợp này các quy định chỉ yêu cầu sự tham gia của phiên dịch viên. Không nhất thiết phải là phiên dịch tuyên thệ từ danh sách của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp phiên dịch viên không phải là tuyên thệ, sẽ cần phải có tuyên bố của người này (chịu trách nhiệm hình sự) rằng sẽ thực hiện các nhiệm vụ được giao phó một cách tận tâm và vô tư, giữ đạo đức và bí mật được bảo vệ một cách hợp pháp. Một người hoạt động như một thông dịch viên nên sử dụng thuật ngữ pháp lý.

Chồng của đối tác của tôi đã chết cách đây vài năm. Chúng tôi dự định kết hôn. Tôi có thể tuyên bố công nhận là cha con gái cô ấy từ cuộc hôn nhân đầu tiên không?
Không có khả năng như vậy, vì trong trường hợp này không có mối quan hệ huyết thống giữa bạn và con gái của của gái bạn. Trong trường hợp này, thủ tục nhận con nuối sẽ thích hợp.

Chúng tôi có giấy khai sinh nước ngoài của đứa trẻ nhưng không có thông tin chi tiết về người bạn đời của tôi là cha của con trai chúng tôi. Trước tiên chúng tôi phải sửa giấy khai sinh nước ngoài và chuyển đổi sang  sổ đăng ký Ba Lan, hay chúng tôi phải làm chuyển đổi và tuyên bố quan hệ cha con?
Trong trường hợp này, quyết định thuộc về bạn. Về khía cạnh luật pháp, cả hai cách đều có thể được. 

{"register":{"columns":[]}}